Dù doanh nghiệp của bạn đã lâu đời hay mới bắt đầu, brand activation cũng là một cách tuyệt vời để đưa thương hiệu của bạn đi đúng hướng. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa tìm được ý tưởng thực hiện chiến dịch brand activation? Hãy cùng Roadshow WeWin tìm hiểu 10 chiến dịch Brand Activation siêu sáng tạo nhé!
1. Brand Activation là gì?
Thuật ngữ “Brand Activation” có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận của marketer.
Theo góc nhìn truyền thống, Brand Activation là một công cụ cần thiết để quảng bá tới người tiêu dùng khi một sản phẩm mới được phát hành hoặc để nâng cao nhận thức về toàn bộ thương hiệu. Loại brand activation này đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng theo hình thức tương tác. Từ đó, tạo ra ấn tượng lâu dài và cảm giác tích cực cho khách hàng đối với thương hiệu nói chung.
Theo góc nhìn ít truyền thống hơn, một số marketer sử dụng brand activation để tập trung nhiều hơn vào sự kích hoạt trong chính người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng tương tác tự nhiên với một thương hiệu theo bất kỳ cách nào, họ đang tham gia vào việc kích hoạt thương hiệu.
2. Case study 10 chiến dịch Brand Activation siêu sáng tạo
2.1. Sonic: #SquareShakes
Sonic là một trong những nhà hàng drive-in nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn chưa có độ phủ sóng rộng rãi trên Instagram. Vì vậy, họ đã tạo ra một chiến dịch brand activation kết hợp với đầu bếp nổi tiếng trên nền tảng mạng xã hội này – @chefjaqueslamerde .
Trong chiến dịch này, Sonic đã tận dụng kích thước hình vuông 1:1 đã quá quen thuộc của Instagram để mở hashtag #SquareShakes. Đây là nơi họ đăng tải hình ảnh những đồ uống được đầu bếp pha chế đẹp mắt trong một chiếc cốc hình vuông đúng chuẩn hoàn hảo cho khung hình instagram.
Đặc biệt hơn nữa, những đồ uống này không chỉ để đăng cho đẹp. Sonic còn nhắm vào khoảng thời gian diễn ra Coachella – lễ hội âm nhạc và nghệ thuật nổi tiếng của California. Những người tham gia lễ hội có thể xem, đặt đồ uống và đăng tải hình ảnh về đồ uống hình vuông của mình, và đồ uống sẽ được giao miễn phí tới vị trí đăng tải hình ảnh kèm hashtag #squareshakes.
Có thể nói, đây là một chiến dịch đạt hiệu quả vô cùng lớn ở thời điểm diễn ra với 650 triệu lượt tiếp cận, lượt cost per reach chỉ tổn 0.0002 cents, 78% số đồ uống được giao tới vị trí bài đăng Instagram. Thậm chí, chính tài khoản chính chủ của Instagram cũng đã đăng tải hình ảnh của chiến dịch.
Thương hiệu Sonic cũng được báo chí và công chúng khen ngợi hết lời vì sự duyên dáng của mình. Báo Business Insider nhận xét chiến dịch đã “Making Instagram history” (Tạo nên lịch sử của Instagram); Fast Company gọi #squareshakes là “A menu for social media” (Thực đơn của mạng xã hội); tờ Seventeen cũng ca ngợi “Milkshake masterpiece” (Tuyệt phẩm sữa lắc),…
Nói tóm lại, chiến dịch brand activation của Sonic đã đạt được thành công rất lớn, thu hút được rất nhiều sự chú ý tích cực cho thương hiệu. Đội ngũ của Sonic đã tận dụng rất tốt những đặc điểm lợi thế của mạng xã hội Instagram để từ đó, tạo nên một chiến dịch vô cùng sáng tạo và độc đáo cho thương hiệu của mình.
2.2. Lipton Iced Tea: Rise and Slide
Vào mùa hè 2015 tại London, Lipton đã triển khai chiến dịch brand activation “Be a daybreaker” với điểm nhấn đặc biệt là một chiếc phao trượt nước khổng lồ có độ dài 100 mét. Mục tiêu của chiến dịch là nhằm ủng hộ những người trong độ tuổi 18 – 34 ở London tạm nghỉ giải lao khỏi những bận rộn trong ngày và trải nghiệm niềm vui của thành phố theo một cách khác biệt.
Đặt tại cạnh nhà ga King Cross, nhà tổ chức khuyến khích mọi người mang theo phao và đồ bơi để chơi cùng chiếc phao trượt này. Mở ra hoạt động này, Lipton tận dụng cơ hội để phát mẫu dùng thử miễn phí, quảng bá cho các hoạt động khác trong chiến dịch mùa hè #BeADaybreaker.
Kết quả, chỉ tính riêng phao trượt nước, Lipton đã lên trang nhất của 7 tờ báo khu vực, 11 kênh truyền thông và rất nhiều lượt tiếp cận trên mạng xã hội. Tất cả đều là những phản hồi tích cực và đều đi theo tinh thần mà hãng muốn truyền tải.
Có thể thấy, Lipton đã nắm bắt rất rõ tâm lý của đối tượng mục tiêu, ở đây là những người trẻ bận rộn từ 18 – 34 tuổi, giúp họ có những giờ phút vui vẻ và đồng thời cũng tăng độ nhận diện của thương hiệu tới đối tượng trẻ, định vị Lipton là một thức uống có thể sử dụng bất kỳ mùa nào trong năm.
2.3. GoGo SqueeZ: Goodness Machine
Giống như bộ phim nổi tiếng “Cloudy with a Chance of Meatballs” (Cơn mưa thịt viên), một vài địa điểm công cộng ở Mỹ có thời tiết nắng đẹp với cơ hội mưa nước ép táo.
GoGo Squeez sử dụng một cỗ máy mô phỏng theo bao bì nước ép táo của họ. Trẻ được hướng dẫn để bước lên cỗ máy, bấm một chiếc nút khổng lồ. Sau khi bấm, máy sẽ tung ra một sản phẩm nước ép “nhảy dù” từ bên trên để trẻ có thể bắt lấy.
Về bản chất, đây chính là một chiến dịch trải nghiệm và phát mẫu dùng thử của hãng nhưng lại được thực hiện vô cùng sáng tạo và độc đáo cho trẻ nhỏ. Thương hiệu đã truyền tải sự kỳ diệu của trí tưởng tượng thời thơ ấu qua các hoạt động Brand Activation tại bốn khu vực thành phố trên khắp nước Mỹ.
2.4. IKEA: Câu lạc bộ nấu nướng
Không thương hiệu nào muốn mình nhạt nhòa trước đối thủ cạnh tranh và chuỗi cửa hàng nội thất nổi tiếng IKEA cũng vậy. Thương hiệu này từ rất lâu đã sử dụng hình thức trải nghiệm vào trong hoạt động quảng bá thương hiệu của mình: đơn cử như hoạt động trải nghiệm phòng ngủ trong bến tàu điện ngầm ở Paris hay quán cà phê “Bữa sáng trên giường” ở London.
Trong chiến dịch brand activation mang tên “The Dining club”, bằng cách kết hợp các yếu tố tương tác vào các showroom trưng bày của họ, IKEA cố gắng giúp người mua hàng cảm thấy như ở nhà để từ đó tạo mối quan hệ sâu sắc hơn với họ. “The Dining club” là một nhà hàng DIY (Do It Yourself), nơi khách hàng có thể tham gia với tối đa 20 người bạn để cùng tự nấu nướng, dưới sự hướng dẫn của đầu bếp chuyên nghiệp.
Đây là hoạt động hoàn toàn miễn phí nhưng bạn phải đăng ký online trước và chỉ có 2 lượt đăng ký/ngày. Sự giới hạn trong lượt đăng ký này ngay lập tức tạo sự bùng nổ trong yêu cầu đặt chỗ của khách hàng cũng như sự bùng nổ thành công của chiến dịch. Sự thành công của IKEA có thể gọi là rất xứng đáng với danh hiệu “Chiến thần của những sự kiện trải nghiệm”.
2.5. HP: Máy in ảnh không trọng lực
Khi cho ra mắt máy in ảnh chống trọng lực để các phi hành gia có thể dùng ngoài vũ trụ, HP đã quảng bá sản phẩm sản phẩm của mình bằng cách sử dụng một máy bay để chở những người có ảnh hưởng, phóng viên và các thành viên hội đồng quản trị của HP tham gia trải nghiệm giảm trọng lực.
Hình thức brand activation này không có người tham gia tương tác trực tiếp với sản phẩm nhưng vẫn có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp hình khách mời và ảnh sẽ được gửi lại sau khi sự kiện diễn ra. Với sự độc đáo của loại hình sản phẩm, một chiếc máy in ảnh chống trọng lực, món quà mang về là những bức ảnh chính là một điểm nhấn không thể quên trong sự kiện này.
Đây là một hình thức brand activation rất hiệu quả của HP, giúp chứng minh tính năng của sản phẩm là chụp ảnh không trọng lực, quảng bá thành công một sản phẩm khá đặc biệt theo một cách rất đầu tư và sáng tạo.
Tạm dịch: HP tặng cho tôi một chuyến bay không trọng lực để quảng bá cho sản phẩm máy in vũ trụ của họ.
2.6. Adidas: D Rose Jump Store
Chiến dịch của Adidas nhằm quảng bá thương hiệu giày bóng rổ kết hợp cùng siêu sao bóng rổ NBA, Derrick Rose đã đem lại sự thu hút vô cùng lớn cho người tham dự. Adidas đã mở một cửa hàng tại Hackney, London.
Trong cửa hàng, họ bày hàng trăm đôi giày D Rose trên kệ cao 10ft (tương đương 3m – chiều cao của một cột bóng rổ thông thường). Người tham dự có 24 giây để nhảy lên lấy giày, nếu thành công, họ sẽ được tặng đôi giày miễn phí.
Kết quả, với một video đăng tải trực tuyến, poster và 0 đồng dành cho truyền thông đại chúng nhưng thương hiệu giày nổi tiếng này đã thu về 2 triệu bảng Anh truyền thông miễn phí và tiếp cận được 4 triệu người trong 10 ngày. Sự kiện cũng nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như giải thưởng Cannes, D&Ad, One Show,…
Qua sự kiện, có thể thấy Adidas đã khéo léo lồng ghép môn thể thao bóng rổ vào chiến dịch quảng bá giày bóng rổ của mình. Từ đó, họ truyền tải cho người tham dự sự tích cực, cảm giác thành công, niềm tự hào khi chính mình đạt được thành tựu.
2.7. Grillo’s Pickles: Triển lãm dưa muối
Đôi khi, brand activation chỉ đơn giản là việc luôn chủ động và quảng bá sản phẩm của bạn ở nơi mà bạn biết rằng mình có thể tìm thấy những đối tượng mục tiêu tiềm năng.
Grillo’s Pickles, một thương hiệu dưa chua tại Boston Common, đã tiếp cận đám đông những người yêu thích dưa chua một cách rất đơn giản tại Hội chợ Boston Pickle hàng năm. Vào năm 2018, họ hợp tác với Down the Road Brewing Co. để tạo nên pickle beer (bia có vị dưa bao tử muối) rất độc lạ và gây tò mò cho những người tham dự.
2.8. Mike’s Hard Lemonade: Nhìn vào mặt tích cực
Trong nỗ lực thu hút người hâm mộ suy nghĩ về #BrightSide (Mặt tích cực), Mike’s đã tổ chức một sự kiện brand activation trong nhà sử dụng băng chuyền nước chanh, karaoke trên xe hơi.
Với màu vàng rực rỡ ở khắp mọi nơi và nhiều hoạt động vui nhộn như các trò chơi tương tác, hài độc thoại, chơi cùng cún… Mike’s Hard Lemonade gắn kết thương hiệu của mình với những hình ảnh tích cực – một kết nối tuyệt vời mà người tiêu dùng nên có với một sản phẩm.
2.9. Ella’s Kitchen: Weeny Weaning Restaurant
Các em bé thường đáng yêu nhưng với 150 em bé trong một phòng thì thật khó để tưởng tượng sự khó khăn chật vật có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản đội ngũ Ella’s kitchen tạo ra sự kiện ăn dặm lớn nhất và duy nhất (và bài kiểm tra nếm thử mùi vị thức ăn cho trẻ em) cho hoạt động brand activation của mình vào năm 2015.
Nhà hàng độc đáo này được thiết kế cho những bé nhỏ đang tập ăn dặm và trang bị rất nhiều khu vực để các bé từ từ vui vẻ cảm nhận và thích nghi với thực phẩm. Lúc này, với sự kích thích vị giác, các bé được khuyến khích để chơi và khám phá và thử những mùi vị, thực phẩm mới trước khi ngồi vào ghế ăn. Những chiếc ghế này cũng được trang bị những bàn tương tác đặc biệt. Các bé có thể từ thực đơn điện tử trong đó, chọn ra món ăn mà mình mong muốn.
Có thể thấy, Ella’s Kitchen đã rất sáng tạo cũng như rất mạo hiểm khi sử dụng cách thức brand activation này bởi những thực khách tí hon này không phải lúc nào cũng dễ tính và cũng rất khó quản lý.
Với mục tiêu giúp đỡ những ông bố bà mẹ giới thiệu những người tí hon ăn uống hiệu quả, thương hiệu cũng muốn giúp các gia đình có con nhỏ tạo trải nghiệm ăn uống vui vẻ qua những trò chơi giác quan và những lời khuyên từ chuyên gia.
2.10. Bobo’s Oat Bars: Get Oat the vote
Bobo’s, một công ty bán thanh ngũ cốc nguyên hạt homemade đã tận dụng một dịp rất quan trọng – đăng ký cử tri – để tổ chức hoạt động brand activation mới của họ tại lễ hội âm nhạc kỷ niệm, nơi họ ăn mừng quyền được bỏ phiếu trong khi phát miễn phí thanh yến mạch của họ trong suốt sự kiện.
Trên đây là bài viết “Case study 10 chiến dịch Brand Activation siêu sáng tạo”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho những chiến dịch kích hoạt thương hiệu sắp tới của doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với quảng cáo Roadshow WeWin Media thông qua số hotline 0961 84 68 68 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Tìm hiểu thêm: