Khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta vào tháng 10 năm 2021 để phản ánh sự tập trung vào Metaverse, đã vấp phải không ít tranh cãi. Hoạt động đầu tư vào Metaverse sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, Bloomberg ước tính nó sẽ đạt giá trị 800 triệu đô la vào năm 2024 . Một trong những lĩnh vực mà Metaverse dự kiến sẽ có tác động vô cùng lớn chính là các sự kiện của công ty.
1. Metaverse là gì?
Nói một cách đơn giản, Metaverse đề cập đến một môi trường 3D ứng dụng nhiều công nghệ mới và đang nổi lên như thực tế ảo và tương tác thực tế ảo. Nó nhằm mục đích đưa tầm nhìn của mọi người vượt ra khỏi màn hình và bước vào thế giới ảo.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Metaverse của Mark Zuckerberg không phải là mô hình độc quyền trong lĩnh vực metaverse và cũng không phải là sự tiên phong. Khái niệm này đã được triển khai trong khoảng 20 năm trước và nền tảng đa phương tiện trực tuyến Second Life của Linden Lab mới là một trong những nền tảng đầu tiên.
Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về metaverse là nó chủ yếu tồn tại để người dùng nhập vai khi chơi game cũng như các hình thức giải trí khác. Tuy nhiên, mặc dù tận dụng nhiều công nghệ tương tự như những gì mà ngành công nghiệp trò chơi đang làm, thì metaverse còn đi xa hơn thế. Đặc biệt, nó hứa hẹn sẽ đưa Hybrid Event và Virtual Event lên một cấp độ hòa nhập hoàn toàn mới.
2. Metaverse hoạt động như thế nào?
Metaverse có thể ở nhiều hình thức khác nhau. Các nền tảng cũ hơn như Second Life diễn ra hoàn toàn trên màn hình và không có sự tham gia của thành phần thực tế ảo. Second Life đã được sử dụng cho các cuộc họp kinh doanh ảo, đặc biệt một số thương hiệu lớn đã thực hiện mua bất động sản ảo trên nền tảng này.
Các nền tảng hiện tại như Meta, hiện đang được phát triển mạnh mẽ, sử dụng thực tế ảo, tương tác thực tế ảo để tạo ra trải nghiệm sống động hơn nhiều. Điều này bắt đầu bằng việc tạo hình đại diện, đại diện cho một người trong môi trường ảo, sau đó họ sẽ có thể đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin của mình lên đó.
3. Ví dụ về Metaverse
Có rất nhiều trường hợp ứng dụng metaverse không chỉ dùng để chơi Game. Ví dụ: một người dùng có thể sử dụng nó để tương tác với bạn bè từ xa, ghé thăm các gian hàng ảo hoặc tham dự các sự kiện ảo. Đối với các sự kiện và cuộc họp của công ty, metaverse hứa hẹn sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo. Điều này sẽ mang sự nhất quán cho các loại hình sự kiện kết hợp ngày càng phổ biến hiện nay.
Một nền tảng triển khai metaverse ngày càng phổ biến khác là Decentraland, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân giao dịch bất động sản ảo để lấy tiền điện tử. Sự phổ biến rộng rãi của các nền tảng như vậy đã khuyến khích nhiều thương hiệu đầu tư vào các tài sản kỹ thuật số để tăng phạm vi tiếp cận và thậm chí tạo ra môi trường văn phòng ảo. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các cuộc họp kinh doanh và cũng như các sự kiện khác – đặc biệt là trong thời kỳ làm việc từ xa ngày càng phát triển hiện nay.
4. Tầm quan trọng của Metaverse với ngành tổ chức sự kiện
Có lẽ ý nghĩa quan trọng nhất của metaverse đối với các sự kiện là nó cung cấp không gian không giới hạn các ý tưởng. Ngược lại, một văn phòng hoặc phòng họp chỉ có thể chứa một số lượng nhất định các màn hình và chúng bị giới hạn hiển thị các nguồn dữ liệu. Với metaverse, không có giới hạn về số lượng người có thể tham gia cũng như loại thiết bị sử dụng.
Metaverse có thể được sử dụng để tổ chức các sự kiện trong thế giới thực, như là các hội chợ thương mại lớn. Ví dụ: một doanh nghiệp có thể tổ chức một sự kiện ảo bằng cách thiết lập một gian hàng ảo mà những người tham dự có thể bước vào trong thế giới ảo giống như cách họ làm với một sự kiện thực tế.
Đối với các sự kiện quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như các cuộc họp và hội nghị kinh doanh, metaverse giúp loại bỏ sự xa cách giữa những người tham dự trực tiếp và người làm việc từ xa. Điều này có thể giúp tăng mức độ tương tác và nâng cao văn hóa công ty, theo cách mà các cuộc họp trên các nền tảng như Zoom hoặc Microsoft Teams khó có thể làm được.
Metaverse mở rộng đáng kể khái niệm trò chơi điện tử ứng dụng hóa, hiện đã được áp dụng rộng rãi như một cách để thu hút cả khách hàng và nhân viên. Điều này tạo ra những nơi làm việc với không khí năng động và có khả năng kết nối hơn, cùng với khả năng sáng tạo được tăng lên.
Xét cho cùng, Metaverse cung cấp những cách để người tham gia tạo danh tính ảo của họ bằng việc tùy chỉnh hình đại diện. Đối với Marketing, nó cũng thể hiện một cách đầy sáng tạo để kết nối với khách hàng. Cuối cùng, metaverse là một bước tiến quan trọng với các Virtual Event và Hybrid Event – những gì mà tất cả chúng ta đã quen trong thời kỳ đại dịch.
Metaverse đặc biệt quan trọng vì nó giúp phá vỡ khoảng cách giữa những người tham dự trực tiếp và những người tham dự online. Cả hai trường hợp, người tham dự có thể có được những trải nghiệm chất lượng ca.
Metaverse – cái mà được Mark Zuckerberg của Meta đầu tư, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Nó cũng phải đối mặt với những lo ngại đáng kể về quyền riêng tư và nhiều yếu tố khác. Hơn nữa, chúng ta cũng phải xem xét thực tế rằng rất con người yêu thích được giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Điều này chắc chắn sẽ có được trong môi trường ảo, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Không thể phủ nhận tiềm năng của Metaverse trong việc phá vỡ những giới hạn của sự kiện. Tuy nhiên, thay vì xem nó như một cách để thay đổi hoàn toàn cách thức sự kiện vận hành ngày nay, hãy coi nó như một cách để mở ra nhiều cơ hội kết nối , tương tác trong sự kiện. Tương tác trực tiếp vẫn là chìa khóa để xây dựng lòng tin và cần kết hợp thêm metaverse để sự kiện của bạn thành công nhất. Truy cập website https://roadshow.vn/ để tham khảo thêm các bài viết thú vị khác.
Tìm hiểu thêm: