25 Ý Tưởng Về Brand Activation Bạn Không Nên Bỏ Qua

Hình ảnh khách mời vui vẻ tận hưởng chuyến bay không trọng lực cùng HP

Brand Activation là chiến lược Marketing được sử dụng rất phổ biến khi thương hiệu muốn thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy bán hàng. Vậy làm thế nào để sử dụng Brand Activation một cách hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết “25 ý tưởng về Brand Activation bạn không nên bỏ qua” nhé!

1. Tạo trải nghiệm độc đáo

Hãy cân nhắc sử dụng một ý tưởng brand activation tạo tương tác đặc biệt đối với thương hiệu. Nếu thương hiệu của bạn gây được ấn tượng khác với những gì khán giả đã trải nghiệm trước đó, bạn sẽ thành công tạo ấn tượng lâu dài. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp bán ghế gấp nhanh có thể thiết kế một cuộc đua gấp ghế với các thương hiệu khác nhau để cho khách hàng thấy ghế của họ có thể gập nhanh hơn những hãng khác.

2. Khuyến khích khách hàng quảng bá sản phẩm

Chúng ta đang sống trong thời đại mạng xã hội gần như chi phối mọi hoạt động, Nếu doanh nghiệp bạn không thể khiến đối tượng khách hàng bàn luận về mình trên Facebook, Instagram, Tiktok… bạn sẽ khó lòng có thể kết nối tốt với họ. Hãy thử bán một số lượng có hạn dịch vụ hoặc mặt hàng và khuyến khích mọi người đăng về dịch vụ hoặc mặt hàng đó trên mạng xã hội. 

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp đang quảng bá cho một hương vị thức ăn cho chó mới, họ có thể tạo những chiếc túi thức ăn nhỏ đi kèm với một chiếc bát có logo thương hiệu và khuyến khích mọi người mua chúng và đăng tải hình ảnh thú cưng của họ ăn thức ăn trong bát.

Khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm

Khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm

3. Giải quyết vấn đề khách hàng

Hãy thử suy nghĩ, tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn? Chắc chắn là vì nó giải quyết vấn đề của họ. Vì vậy, để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, hãy thử tìm kiếm một ý tưởng brand activation có thể giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng. Điều này có thể giúp khách hàng nhớ lại thương hiệu một cách tích cực. 

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp tạo ra các thanh thức ăn bổ sung năng lượng cung cấp các mẫu sản phẩm của họ trong một cuộc chạy marathon, thì điều này có thể giúp khách hàng giải quyết cơn đói và tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua. Từ đó, người tham dự có thể nhớ trải nghiệm này trong tương lai.

4. Tạo sự thu hút với đối tượng mục tiêu

Một sự kiện hoặc ý tưởng chiến dịch có liên quan đối tượng mục tiêu sẽ là một cách tuyệt vời và để lại ấn tượng lâu dài. Điều này cũng có thể thu hút khán giả và tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. 

Ví dụ: Nếu một thương hiệu sơn có đối tượng mục tiêu là các nghệ sĩ trẻ, họ có thể tạo ra một bức tranh lớn, cho phép công chúng tương tác để thu hút những cá nhân đó.

5. Tận dụng các xu hướng hiện tại

Bắt theo xu hướng là một cách tiếp cận tốt và hiện đại. Một thương hiệu sẽ có tiềm năng tiếp cận một nhóm người lớn hơn khi tận dụng những gì đang phổ biến. 

Ví dụ: Hiện tại ngành review đồ ăn trên Tiktok đang rất thịnh hành, các nhà hàng thương hiệu đồ ăn có thể tận dụng điểm này để thuê các food reviewer đến ăn thử ở nhà hàng của mình. 

6. Tạo cảm hứng để chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu

Lịch sử thương hiệu – câu chuyện về ở đâu, tại sao và thương hiệu bắt đầu như thế nào là một câu chuyện rất quan trọng để bạn chia sẻ với đối tượng mục tiêu của mình. Chia sẻ câu chuyện nguồn gốc thương hiệu là một ý tưởng brand activation tuyệt vời để thể hiện mục tiêu sứ mệnh cũng như giá trị của thương hiệu tới khách hàng. Bạn có thể tạo một chiến dịch kết hợp storytelling về thương hiệu để khiến mọi người hào hứng với lịch sử của thương hiệu.

Brand activation bằng cách tạo cảm hứng để chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu

Brand activation bằng cách tạo cảm hứng để chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu

Ví dụ: Bloomingdale’s – Chuỗi cửa hàng mua sắm thời trang lớn của Mỹ đã thực hiện một ý tưởng brand activation tạo trải nghiệm tương tác đi tìm đồ vật khá thú vị. Người tham dự sẽ tìm hiểu về lịch sử độc đáo của nhãn hàng trong khi hoàn thành những hoạt động vui nhộn. Rất nhiều hình ảnh về sự kiện đã được đăng tải lên trang mạng xã hội của Bloomingdale’s, khiến nhãn hàng có thêm rất nhiều sự thu hút từ công chúng.

7. Tổ chức sự kiện độc quyền

Bạn có thể cân nhắc tổ chức một sự kiện độc quyền có thể giúp xây dựng mạng lưới thân thiết và phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Việc có tác động tích cực đến mạng lưới khách hàng tiềm năng có thể khuyến khích họ quảng bá về thương hiệu. 

Ví dụ, Radius là một nhà hàng nổi tiếng ở New York. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của các sự kiện B2B (Business to Business) Marketing. Vì vậy, họ thường tổ chức các bữa tối cho khách mời để hướng dẫn người tham dự về tăng trưởng B2B, mạng lưới và hành trình của người mua. 

Mặc dù tổ chức một sự kiện hoặc trải nghiệm độc quyền đồng nghĩa với việc giới hạn khán giả của bạn, nhưng hình thức này cũng mở ra cơ hội giúp công ty của bạn sẽ phát triển mối quan hệ chặt chẽ với những người được mời. Từ đó, những người tham dự sẽ có nhiều khả năng giới thiệu thông tin về thương hiệu của bạn hơn.

8. Sử dụng công nghệ

Công nghệ là một công cụ tuyệt vời, mở ra rất nhiều cơ hội cho marketing activation để giúp doanh nghiệp quảng bá và giới thiệu thương hiệu. Nó có thể giúp thương hiệu tiếp cận khán giả ở các khu vực khác nhau và khuyến khích sự phát triển kinh doanh. 

Ví dụ: Nếu một cửa hàng Pizza đang muốn thu hút khách hàng tiềm năng và trở thành một chuỗi cửa hàng, họ có thể cân nhắc tạo một trò chơi hoặc ứng dụng trò chơi đơn giản cho phép mọi người điều hành nhà hàng pizza của riêng họ.

9. Tận dụng đội ngũ nhân viên Marketing

Một sự kiện có đội ngũ nhân viên Marketing lớn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và hoàn thành được nhiều việc hơn. Nó cũng sẽ khuyến khích nhóm Marketing tham gia nhiều hơn vào dự án và thương hiệu, đồng thời giúp doanh nghiệp có tiềm năng tiếp cận nhiều người hơn. 

Ví dụ: Một thương hiệu trang điểm có thể sử dụng nhóm Marketing để phát các mẫu sản phẩm mới mà họ đang phát hành và thu thập phản hồi về sản phẩm đó.

10. Quảng bá theo mong muốn của khách hàng

Mỗi nhóm khách hàng đều có mong muốn riêng của mình. Điều quan trọng mỗi doanh nghiệp cần làm là tìm ra và giúp họ đáp ứng chúng. Đáp ứng những mong muốn của khách hàng là một trong những ý tưởng brand activation đem đến tác động tích cực cho thương hiệu và khiến khách hàng tìm hiểu về thương hiệu nhiều hơn.

Tạo chiến dịch brand activation bằng ý tưởng về sự mong muốn của khách hàng

Tạo chiến dịch brand activation bằng ý tưởng về sự mong muốn của khách hàng

Ví dụ: Durango Boots là một thương hiệu giày châu Âu có lịch sử hơn 50 năm. Họ biết chính xác đối tượng mục tiêu của mình là ai. Đó chính là những người cao bồi và yêu thích phong cách cao bồi châu Âu. Vì vậy, họ tạo ra một trải nghiệm cho đối tượng mục tiêu cưỡi con bò bằng máy El Diablo. Có thể thấy, brand activation không nhất thiết phải là một thứ gì đó phức tạp Bạn chỉ cần biết rõ về khách hàng mục tiêu của mình và đáp ứng những gì họ muốn.

11. Hợp tác với những người có ảnh hưởng

Hợp tác với những Influencer có thể thu hút đối tượng mục tiêu của thương hiệu và người có ảnh hưởng tới công chúng. Hãy tìm influencer thu hút nhóm khán giả bạn muốn hướng tới vì điều này có thể giúp thiết lập sự hợp tác dễ dàng hơn và hiệu quả cũng cao hơn.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm muốn giới thiệu sản phẩm của mình tới công chúng có thể gửi sản phẩm cho người có ảnh hưởng trải nghiệm và quảng bá. Thông qua lời quảng bá thương hiệu của influencer, sản phẩm sẽ có nhiều uy tín và được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng.

12. Gây bất ngờ cho đối tượng mục tiêu 

Tạo ra một điều gì đó khiến khán giả ngạc nhiên cũng là một cách hay để thu hút sự chú ý của khán giả, bởi nó có thể khiến mọi người hào hứng và gây sự tò mò. Từ bất ngờ đó, bạn có thể mở rộng hơn thành xu hướng trên mạng xã hội và gia tăng nhận thức về thương hiệu.

13. Tạo sự tương tác cho chiến dịch

Một ý tưởng chiến dịch, sự kiện mà mọi người đều có thể tham gia có thể sẽ giúp doanh nghiệp tăng tương tác với khách hàng và gây nhiều hứng thú hơn. Thu hút khán giả là một cách tốt để tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. 

Ví dụ: Một thương hiệu trang trí nhà cửa có thể tạo một gian hàng pop-up bán đồ trang trí và khuyến khích khách hàng tiềm năng thiết kế một khu vực của cửa hàng.

Ý tưởng brand activation tạo tương tác cho chiến dịch

Ý tưởng brand activation tạo tương tác cho chiến dịch

14. Kết nối ý tưởng với hoạt động yêu thích của đối tượng mục tiêu 

Ý tưởng này có thể giới thiệu thương hiệu của bạn và thu hút sự chú ý của những người chung một sở thích. Nó cũng có thể khiến mọi người nói và quảng bá về thương hiệu với những người khác. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh xe đạp địa hình có thể tạo ra một sự kiện để khách hàng tiềm năng lái thử xe trên địa hình đường đất.

15. Tạo một sự kiện thường niên

Một sự kiện thường niên có thể kích thích khán giả và giữ họ gắn bó với thương hiệu trong một thời gian dài. Nó cũng có thể thúc đẩy bán hàng và tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

Ví dụ: Nếu một trung tâm dạy học trẻ em tổ chức một buổi đấu giá kín hàng năm và mời những vị khách đặc biệt, điều này có thể sẽ khuyến khích khán giả mua vé và quay lại mỗi năm.

16. Giúp khách hàng tạo tác động tích cực

Thực hiện những hoạt động giúp khách hàng tạo tác động tích cực cho thế giới có thể thúc đẩy và tạo ra danh tiếng thương hiệu. Chúng ta luôn muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn và giúp đỡ mọi người nhưng nhiều khi rất khó để ta bắt đầu. Vì vậy, Công ty của bạn có thể giúp khách hàng làm điều đấy.

Ví dụ: Tổ chức cứu trợ Misereor với chiến dịch Social Swipe đã dựng các áp phích kỹ thuật số tương tác bằng credit card bên trong sân bay. Các áp phích này sẽ hiển thị các vấn đề của thế giới như nghèo đói, bạo lực. Khi công chúng quẹt thẻ và quyên góp 2 euro, poster sẽ phát hình ảnh những vấn đề này được giải quyết. 

Tổ chức cứu trợ Misereor với chiến dịch Social Swipe

Tổ chức cứu trợ Misereor với chiến dịch Social Swipe

17. Quảng bá các giá trị thương hiệu

Việc quảng bá các giá trị của thương hiệu có thể giúp thương hiệu hiển thị chúng ở nơi công cộng và giải thích tại sao chúng lại quan trọng đối với thương hiệu. 

Ví dụ, một sở thú thành phố có thể tổ chức một sự kiện về gấu Bắc Cực để dạy mọi người về sự nóng lên toàn cầu và tại sao công chúng cần phải biết về nó. Sự kiện cũng có thể bao gồm thêm ô nhiễm và cách nó tác động đến cuộc sống của các loài động vật để tạo ra nhận thức cho công chúng. 

18. Giải thích các tính năng sản phẩm

Việc giải thích các tính năng sản phẩm có thể chứng minh rằng các sản phẩm của bạn hoạt động hiệu quả. Ví dụ, một công ty sản xuất thiết bị có thể tổ chức một chương trình nấu ăn trên bếp mới của mình và chứng minh những gì họ có thể làm được. Điều này cũng có thể sử dụng với các sản phẩm cũ có các tính năng mới.

19. Trực tiếp gửi sản phẩm mẫu cho khách hàng

Trực tiếp gửi sản phẩm mẫu cho khách hàng có thể khuyến khích khách hàng xem xét lại việc thử món gì đó. 

Ví dụ: Một thương hiệu máy hút bụi có thể thu hút những khách hàng có ít thời gian làm việc nhà bằng cách giới thiệu máy hút bụi của họ. Để khuyến khích khách hàng thay đổi suy nghĩ về công việc gia đình, họ có thể cho phép dùng thử miễn phí thiết kế máy hút bụi. Khách hàng tiềm năng có thể đánh giá trải nghiệm của họ và có thể có xu hướng mua máy hút bụi hơn.

20. Hợp tác với các thương hiệu khác

Ở phương pháp này, doanh nghiệp bạn có thể hợp tác với một thương hiệu nằm trong một thị trường ngách, khác với thương hiệu của bạn nhưng có một nhóm khách hàng tương tự. Cả hai thương hiệu có thể kết hợp với nhau để cùng gia tăng trong kinh doanh và nhận thức.

Ví dụ: Truyền thống ăn bánh uống trà đã có từ lâu, thương hiệu trà có thể kết hợp với thương hiệu bánh ngọt để cùng nhau quảng bá.

Brand activation bằng cách hợp tác với các thương hiệu khác

Brand activation bằng cách hợp tác với các thương hiệu khác

21. Tạo giveaway

Những phần quà giveaway có thể thu hút nhóm đối tượng mục tiêu lớn và tạo ra sự phấn khích trong họ. Nhất là với những giveaway có thương hiệu cụ thể, những phần quà này sẽ giúp phát triển nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

22. Tổ chức tiệc

Tổ chức một bữa tiệc giới thiệu thương hiệu cũng là một cách tốt để thu hút mọi người vào thương hiệu và tạo mối quan hệ với họ. Hoạt động này cũng có thể thúc đẩy kinh doanh bằng cách cung cấp cho khách hàng của họ trải nghiệm thú vị. 

Ví dụ, một công ty sản xuất kem dưỡng da chống nắng có thể tổ chức một bữa tiệc trên bãi biển và đưa ra các mẫu kem chống nắng của họ để khách hàng dùng thử.

23. Quảng cáo thương hiệu

Quảng cáo thương hiệu là một cách tốt để xây dựng nhận thức khách hàng. Ví dụ: một thương hiệu kẹo có thể quảng cáo hương vị mới của họ. Đồng thời, khuyến khích mọi người truy cập trang web của họ và bình chọn cho món họ yêu thích để nhận một mẫu thử miễn phí.

24. Tạo cuộc diễu hành

Đôi khi các thương hiệu có thể cân nhắc việc giới thiệu bản thân bằng cách tạo ra một cuộc diễu hành. 

Ví dụ: một thương hiệu đồ chơi có thể tạo ra những quả bóng bay lớn và khinh khí cầu trông giống như đồ chơi hoặc để các ca sĩ và vũ công hóa trang thành đồ chơi và phát kẹo. Một màn trình diễn di động lớn có thể là một cách tuyệt vời để tạo nhận thức về thương hiệu.

Hình ảnh khách mời vui vẻ tận hưởng chuyến bay không trọng lực cùng HP

Hình ảnh khách mời vui vẻ tận hưởng chuyến bay không trọng lực cùng HP

25. Sử dụng các chiến thuật truyền thống

Các thương hiệu có thể sử dụng quảng cáo, tờ rơi giấy, biển quảng cáo và nhiều thứ khác để quảng cáo cho một dịp khai trương hoặc giảm giá. Họ cũng có thể thêm hashtag hoặc tạo một cuộc thi để thu hút đám đông. 

Ví dụ: Một thương hiệu quần áo có thể tổ chức một sự kiện trình diễn thời trang và cho mọi người biết về sự kiện đó bằng cách sử dụng quảng cáo trên xe buýt. 

Trên đây là bài viết về “25 ý tưởng về Brand Activation bạn không nên bỏ lỡ”. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn một vài ý tưởng sáng tạo cho sự kiện, chiến dịch Brand Activation của doanh nghiệp mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Roadshow WeWin thông qua số hotline 0961 84 68 68 để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết cho chiến dịch brand activation của bạn.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Team

WeWin Team

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Để lại bình luận

About Me

WeWin Media – Agency quảng cáo ngoài trời cung cấp tổng thể các giải pháp quảng cáo trên toàn quốc.

Roadshow là một trong những dịch vụ quảng cáo trọng yếu tại WeWin Media.

Bài viết mới nhất

Group dành cho các Marketer

Tin tức, Kiến thức, Trend về Marketing | Các chương trình Give Away | Giao lưu kết bạn với các Marketer

Đăng kí nhận thông báo bài viết mới

Các bài viết về Marketing bổ ích của WeWin Media sẽ thường xuyên được gửi tới email của bạn
logo oke

WeWin Media cung cấp dịch vụ tổ chức Roadshow đa dạng hình thức trên toàn quốc. 

Phone: 0961 84 68 68

Social Media

Địa chỉ

Head Office Hà Nội

Số 1, Liền Kề 3D, Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội

Office TP HCM

Số 181 Đường Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Đăng kí nhận thông báo
bài viết mới

Các bài viết về Marketing bổ ích của WeWin Media sẽ thường xuyên được gửi tới email của bạn

 

Contact Info