Trong thời đại người tiêu dùng ngập tràn trong các loại thông tin khác nhau, Brand Activation là một chiến lược cần thiết cho những doanh nghiệp muốn tăng mức độ nhận diện và trải nghiệm thương hiệu của mình. Vậy Brand Activation là gì? Cùng Roadshow WeWin tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau nhé!
1. Brand Activation là gì?
Thế giới ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng trở nên khôn ngoan và cẩn trọng với những quyết định của mình. Vậy nên, thu hút sự chú ý của họ bằng một quảng cáo đơn giản không phải lúc nào cũng hiệu quả như trước, người tiêu dùng mong đợi một điều gì đó đặc biệt và khác lạ với số đông. Đây cũng là lúc Brand Activation thể hiện sự hiệu quả của mình.
Brand Activation (Kích hoạt thương hiệu) là một chiến lược Marketing mang tính chủ động được thực hiện dưới hình thức chiến dịch, sự kiện, tương tác hoặc trải nghiệm với khách hàng với mục đích thúc đẩy hành động của khách hàng và xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng.
Thuật ngữ này có thể được giải thích rõ hơn khi tìm hiểu các cụm từ khóa như sau:
- Chiến lược Marketing mang tính chủ động
Một chiến lược Marketing mang tính chủ động sẽ đòi hỏi công ty tham gia phải có ý thức quảng bá thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp công ty cần chủ động tiếp cận với người tiêu dùng để kết nối với họ và định hình hình ảnh thương hiệu của mình trong họ.
- Thực hiện dưới hình thức một sự kiện, chiến dịch
Việc kích hoạt thương hiệu được thực hiện thông qua một sự kiện hoặc chiến dịch cụ thể.
- Thúc đẩy hành động của khách hàng
Về cơ bản, mục đích của việc kích hoạt thương hiệu là để tác động đến hành động của khách hàng. “Hành động” ở đây có nghĩa là sự tương tác của khách hàng với thương hiệu. Sự tương tác và tham gia của khách hàng vào các sự kiện Brand Activation sẽ giúp ích cho sự giao tiếp hai chiều.
- Xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng
Các công ty thường mong muốn xây dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với đối tượng mục tiêu bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với họ. Brand Activation giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về thương hiệu, từ đó, xây dựng niềm tin và lòng trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.
Nói cách khác, kích hoạt thương hiệu là một sự kiện hoặc chiến dịch giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng và nâng cao nhận thức của họ về thương hiệu của mình. Đây có thể coi như là một nỗ lực giúp thương hiệu được công nhận trong thị trường mục tiêu hoặc để thúc đẩy hành động của người tiêu dùng bằng cách cung cấp cho họ cái nhìn sơ lược về nội dung của thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Activation thường bị nhầm lẫn với Brand Marketing và các chiến lược xây dựng thương hiệu khác. Sự khác biệt giữa 2 hình thức này là Brand Activation thường đề cập đến một chiến dịch hoặc sự kiện cụ thể nhằm nâng cấp hoặc nâng tầm thương hiệu công ty. Trong khi đó, Brand Marketing sẽ tập trung vào quá trình liên tục quảng bá hoặc quản lý thương hiệu.
2. Mục tiêu của Brand Activation
Dù thương hiệu của bạn vừa mới ra mắt hay đã có một chỗ đứng nhất định trong ngành, một chiến dịch Brand Activation vẫn có thể đảm bảo công ty và thương hiệu đó phù hợp và luôn có sự liên kết.
Kích hoạt thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng nền tảng người dùng, thay đổi hình ảnh một cách hiệu quả, thu hút sự chú ý từ công chúng và đưa thương hiệu tới gần hơn với người tiêu dùng.
Tăng mức độ hiển thị
Ngay cả khi một thương hiệu đã tạo dựng tốt hoặc đã có một vài thành tựu trong ngành, công ty vẫn có thể tổ chức các chiến dịch kích hoạt thương hiệu để tăng khả năng hiển thị và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Ví dụ, nhãn hiệu hương thơm Glade thuộc sở hữu của SC Johnson đã đưa ra một chiến dịch cung cấp các sản phẩm mẫu sáng tạo và vui nhộn để tăng khả năng hiển thị và thu hút khách hàng. Công ty này đã hợp tác với Walmart để chuyển những bọc khí bên trong có chứa các mùi hương đến tay người tiêu dùng. Thương hiệu đã tăng 83% doanh số bán hàng trên Walmart.com ngay trong tuần đầu tiên.
Nâng cao nhận thức
Người tiêu dùng hầu hết đều gặp khó khăn trong việc nhận diện các thương hiệu mới. Do vậy, những thương hiệu mới có thể sử dụng Brand Activation để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ và nâng cao nhận thức.
Ví dụ như Laive – một thương hiệu sữa địa phương ở Peru, đã triển khai một sự kiện và thu lại 63.800 lượt chia sẻ, 22.100 bình luận và 800.000 lượt thích trên mạng xã hội.
Cụ thể, công ty đã thuê một vài tài xế người Ý và sắp xếp họ đến một số nhà hàng nổi tiếng nhất. Những người lái xe này sẽ theo dõi người giao hàng của các nhà hàng nói trên và tặng cho các khách hàng của nhà hàng một miếng pho mát Parmesan miễn phí để thưởng thức trong bữa ăn của họ. Thông qua sự kiện kích hoạt này, thương hiệu đã tạo ra nhận thức và thu hút được một lượng lớn sự chú ý.
Xây dựng lòng tin và mối quan hệ với người tiêu dùng
Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với thương hiệu là một mục tiêu quan trọng của việc kích hoạt thương hiệu. Niềm tin với thương hiệu sẽ dẫn đến lòng trung thành của người tiêu dùng. Lòng trung thành này sẽ giúp các công ty tăng doanh số bán hàng, đồng thời phát triển Marketing truyền miệng.
Củng cố vị thế thương hiệu
Brand Activation nâng cao và củng cố giá trị của thương hiệu. Thông qua Brand Activation, các công ty nhắc nhở người tiêu dùng về sứ mệnh và tầm nhìn của họ.
Ví dụ, Nike, tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, đã tổ chức một chiến dịch brand activation, trong đó Nike thiết kế và phân phối một quả bóng búp bê (một con búp bê có hình dạng giống như một quả bóng) để truyền cảm hứng cho khán giả của mình, đặc biệt là các bé gái, theo đuổi thể thao. Thông qua chiến dịch này, công ty đã tương tác với khán giả và củng cố tuyên bố sứ mệnh của mình, đó là ‘Just Do It’, hãy làm điều mà mình muốn.
Thúc đẩy sự tương tác của người tiêu dùng
Brand Activation tạo ra một cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu, giúp người tiêu dùng gắn kết với nhãn hàng. Sự gắn kết này của khách hàng có liên hệ đến sự tham gia và giao tiếp của khách hàng với thương hiệu. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch kích hoạt thương hiệu.
3. Các dạng Brand Activation
Quá trình Brand Activation đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một sự kiện hoặc chiến dịch cụ thể để đạt được kết quả mong muốn. Chiến dịch, sự kiện này thường bao gồm nhiều điểm tiếp xúc khách hàng khác nhau. Điều này có nghĩa là, so với các chiến lược Marketing khác, công ty có thể sẽ phải đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lựa chọn Brand Activation. Một số dạng kích hoạt thương hiệu hiệu quả nhất là:
3.1. Marketing trải nghiệm
Marketing trải nghiệm hay còn gọi là Marketing tương tác. Đây là một phần quan trọng của các chiến lược Brand Activation. Như tên gọi của mình, phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường sống động để người tiêu dùng có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm (dịch vụ) của thương hiệu.
Ví dụ, để quảng bá một thương hiệu mỹ phẩm, công ty có thể tổ chức một chiến dịch trong đó, người tiêu dùng được các stylist tư vấn cách trang điểm, ăn mặc phù hợp với cơ thể. Thông qua trải nghiệm thú vị, chiến dịch này sẽ giúp người tiêu dùng tương tác trực tiếp và gắn bó hơn với thương hiệu.
Marketing trải nghiệm tạo dựng niềm tin khi người tiêu dùng kết nối với thương hiệu. Nó cũng giúp đưa thương hiệu trở nên sống động hơn với các đối tượng mục tiêu.
Case study: T-Mobile
T-Mobile là công ty viễn thông Mỹ, có thị phần lớn ở Séc, Phần Lan, Hà Lan và Mỹ. một vài năm về trước, công ty nào đã tổ chức một chiến dịch Marketing trải nghiệm rất có tính tương tác và sáng tạo. Cụ thể, công ty đã sắp đặt một địa điểm cho phép công chúng chơi Angry Birds ngoài đời thực bằng điện thoại thông minh của họ.
Case study: IKEA
IKEA là một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất của Thụy Điển có quy mô lớn trên toàn thế giới. Vào năm 2011, tập đoàn này đã tạo một nhóm facebook tên “Tôi muốn ngủ tại IKEA” thu hút 100.000 người tham gia. Sau đó, công ty đã lựa chọn 100 người trong số đó để họ trải nghiệm ngủ qua đêm tại nhà kho của mình. Những người chiến thắng được ăn uống nhẹ, làm móng, mát xa, xem phim và thậm chí được gặp và nghe chia sẻ của người nổi tiếng.
3.2. Brand Activation trong cửa hàng
Một phương pháp khác để kích hoạt và nâng cao thương hiệu là thông qua Brand Activation tại cửa hàng. Chiến lược này phổ biến hơn ở các nhà bán lẻ và các thương hiệu B2C (Business To Customer – Doanh nghiệp đến khách hàng) so với các thương hiệu B2B (Business To Business – Doanh nghiệp đến doanh nghiệp). Ở phương pháp này, các công ty tổ chức các sự kiện trực tiếp, cung cấp hoặc sử dụng công nghệ trải nghiệm để nâng cao trải nghiệm của khách hàng thay vì chỉ đơn giản là giới thiệu sản phẩm.
Case study: Jameson
Thương hiệu rượu whisky của Ailen này đã mang đến trải nghiệm tuyệt vời tại cửa hàng cho khách hàng với sự hỗ trợ của công nghệ. Thay vì sử dụng các chiến lược Marketing kiểu cũ và khiến người tiêu dùng tràn ngập trong quảng cáo banner và áp phích, thương hiệu đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách cung cấp trải nghiệm độc đáo.
3.3. Chiến dịch Sampling
Chiến lược Sampling là một trong những chiến lược Brand Activation được sử dụng nhiều nhất. Những chiến dịch này tuy đơn giản nhưng vẫn giữ được sự thú vị và hiệu quả. Trong phương pháp này, để thu hút khách hàng, thương hiệu cho phép đối tượng mục tiêu dùng thử một số sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí để họ có thể thử trải nghiệm và tương tác với thương hiệu.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể tổ chức một cuộc thi trong đó những người chiến thắng sẽ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí đến từ thương hiệu hoặc đơn giản là tổ chức chiến dịch “Giveaway” để người tiêu dùng có cơ hội dùng thử sản phẩm miễn phí.
Thách thức của hình thức tổ chức này là việc chọn đúng môi trường và đúng sự kiện. Nếu không thực hiện đúng cách, khách hàng có thể cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái.
Case study: GoGo Squeez
GoGo Squeez là một thương hiệu đồ uống, sữa chua cho trẻ em. Vào năm 2015, hãng đã thiết kế một cỗ máy đồ chơi độc đáo dành cho trẻ em. Về cơ bản, đây là một phiên bản lớn hơn của túi đựng nước táo ép của hãng. Chỉ bằng một nút ấn, các túi đựng nước sốt táo sẽ được tạo ra ở phần phía trên của máy và sẵn sàng để trẻ thưởng thức.
Trên đây là những chia sẻ về “Brand Activation là gì? Các dạng Brand Activation”. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn và doanh nghiệp thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích.
Và nếu bạn có nhu cầu triển khai chiến dịch Brand Activation, bạn có thể liên hệ với Roadshow WeWin thông qua số hotline 0961 84 68 68 để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất.
Tìm hiểu thêm: